FTA thế hệ mới và những vấn đề của Doanh nghiệp Việt Nam tại Hội nghị Hướng dẫn thực thi cam kết về thương mại dịch vụ logistics ngày 04/08/2023

 

Ngày 04/08 vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng đã diễn ra Hội nghị Hướng dẫn thực thi cam kết về thương mại dịch vụ logistics.

Tham dự Hội nghị gồm có Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế (BCĐLNKT); Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi, Sở Công Thương Hải Phòng; Các Sở, ban, ngành thành viên Ban chỉ đạo Hội nhập quốc tế thành phố; Cộng đồng doanh nghiệp và Hiệp hội logistics Hải Phòng.

Tại Hội nghị ông Phạm Trung Nghĩa - Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế đã nêu lên những cơ hội, lợi ích cũng như những thách thức khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới được mở rộng cam kết phi thương mại như lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, TMĐT… tiến đến cắt giảm thuế tất cả các loại mặt hàng đến 0%.

FTA là thỏa thuận mở cửa thị trường với sự tham gia của ít nhất 2 thành viên với mục đích cắt giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan, dịch vụ và đầu tư để tạo thuận lợi cho thương mại.

Toàn cảnh Hội nghị

Đối với các FTA mà Việt Nam đang có, thì trong số 15 FTAs đã ký kết và đang có hiệu lực của ta, có 02 FTAs đa phương quan trọng có sự tham gia của Trung Quốc là FTA ASEAN-Trung Quốc và RCEP.

Thương mại hàng hóa của Việt Nam với 15 đối tác FTA Năm 2022 xuất nhập khẩu 526 tỷ USD, 72% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với toàn thế giới

 

 

Nổi bật là Hiệp định CPTTP ( Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương)

CPTTP là 1 FTA thế hệ mới tiêu chuẩn cao và toàn diện là 1 Hiệp định thương mại quan trọng nhất trong hơn 2 thập kỷ qua, thúc đẩy hội nhập kinh tế trong  khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đặc biệt cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ.

Trung Quốc hiện cũng đang trong quá trình tham vấn các nước thành viên để tiếp tục đăng ký gia nhập CPTPP.

 

 

Ông Nguyễn Duy Kiên Trưởng phòng Đông Bắc Á - Nam Thái Bình Dương Vụ Thị trường châu Á – châu Phi – Bộ Công Thương đánh giá cao tầm quan trọng của quan hệ song phương Việt Nam – Trung Quốc và cần tận dụng lợi thế sẵn có để phát triển giao thương trong thời kỳ mới, tình hình tiếp cận thị trường Trung Quốc của DN Việt Nam. Những xu hướng mới của thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương năm 2022 đạt trên 176 tỷ USD.

Ông Nguyễn Duy Kiên nhấn mạnh:

A) Đối với  định hướng khai thác thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cần:

1- Chú trọng xây dựng thương hiệu, bảo vệ thương hiệu (tránh bị mất thương hiệu ở thị trường Trung Quốc).

2- Xây dựng đội ngũ nhân viên thông thạo tiếng Trung, có hiểu biết về văn hóa Trung Quốc.

3- Tuân thủ quy định của Trung Quốc về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm-kiểm dịch, bao bì, truy xuất nguồn gốc.

4- Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm.

5- Xúc tiến, tích cực tận dụng tuyến vận tải đường sắt liên vận Việt Nam-Trung Quốc.

6- Khai thác thị trường B2B và B2C Trung Quốc thông qua các nền tảng thương mại điện tử.

 B) Các doanh nghiệp Việt Nam đối với quan điểm khai thác thị trường Trung Quốc trong thời kỳ mới, doanh nghiệp Việt Nam cần:

1- Nhận định Trung Quốc là thị trường có tiêu chuẩn cao, khắt khe.

2- Cần chuyển nhanh, chuyển mạnh sang hình thức thương mại chính quy.

3- Cần hướng tới sãn xuất, xuất khẩu các mặt hàng chất lượng cao, bền vững.

4- Từng bước giảm phụ thuộc, tiến tới dùng hình thức xuất khẩu “tiểu ngạch”.

5- Liên tục theo dõi, thường xuyên cập nhật xu hướng, thị hiếu mới của thị trường Trung Quốc.

6- Nên tăng cường tiếp cận vùng.

 

Nguồn: HPLA

 

 

Các tin đã đưa

HỘI VIÊN